Chữ ký số cá nhân là gì?
Chữ ký số cá nhân là một dạngchữ ký điện tửcủa cá nhân được tạo ra bằng việc biến đổi thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã bất đối xứng (PKC).
Chữ ký số cá nhân gồm có hai phần chính:
· Phần cứng: là phần vỏ thiết bị chứa dữ liệu được mã hóa như USB, HSM,
· Phần mềm: là thông tin đã được mã hóa bên trong thiết bị chứa
Chữ ký số cá nhân được dùng để xác thực danh tính của người ký với mục đích:
· Ký kết các loại văn bản điện tử: hóa đơn, hợp đồng,
· Giao dịch trực tuyến: giao dịch mua bán online, kê khai thu nhập cá nhân,
Để có thể sử dụng chữ ký số cá nhân hợp pháp, người sử dụng cần đăng kýchứng thư số cá nhânvới các đơn vị được cấp phép cung cấp dịch vụ này. Chứng thư số cá nhân có giá trị tương đương với căn cước công dân. Sau khi hoàn tất xác minh, người dùng có thể đăng ký và sử dụng chữ ký số cá nhân.
chữ ký số cá nhân được sử dụng phổ biến trong giao dịch điện tử
Đối tượng nào được sử dụng chữ ký số cá nhân?
Mọi công dân Việt Nam đều có quyền lợi sử dụng chữ ký điện tử như nhau, cụ thể:
· Cá nhân đại diện cho tổ chức, doanh nghiệp: là giám đốc công ty, sử dụng chữ ký số cá nhân để hoàn tất các thủ tục giấy tờ.
· Cá nhân trực thuộc tổ chức, doanh nghiệp: là cán bộ nhân viên sử dụng chữ ký số cá nhân để giao dịch nội bộ.
· Cá nhân độc lập: sử dụng chữ ký số để thanh toán các giao dịch trực tuyến, cá nhân có nhu cầu ký số văn bản, hợp đồng, tài liệu,
Tính pháp lý của chữ ký số cá nhân
Giá trị pháp lý của chữ ký số cá nhân được quy định rõ tạiĐiều 8 Nghị định 130/2018/NĐ-CP,cụ thể như sau:
· Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằngchữ ký sốvà chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
· Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
· Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Chương V Nghị định này có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp.
Chữ ký số cá nhân đem lại những lợi ích gì khi sử dụng?
Chữ ký số cá nhân ra đời đem lại nhiều lợi ích trong quá trình sử dụng giao dịch, cụ thể như:
· Tối ưu thời gian và chi phí giao dịch: Người sử dụng chữ ký số cá nhân không cần chuẩn bị tài liệu, văn bản cứng mang đến địa điểm giao dịch. Điều này giúp giảm thiểu chi phí in ấn và di chuyển. Thay vào đó, người sử dụng có thể ký số trực tiếp trên văn bản điện tử là đã đầy đủ giá trị pháp lý.
· Hoàn tất giao dịch mọi lúc mọi nơi: Chữ ký số cá nhân cho phép người sử dụng lựa chọn phương thức ký số online hoặc offline. Vì thế mọi giao dịch đều có thể được hoàn tất tại bất kỳ đâu, thay vì phải đến văn phòng hay địa điểm giao dịch để hoàn tất thủ tục.
· Đảm bảo sự an toàn thông tin tuyệt đối: mỗi chữ ký số cá nhân đều được tạo ra với một cặp khóa riêng biệt. Mỗi cặp khóa này đều sử dụng hệ thống mật mã bất đối xứng với sự an toàn trong bảo mật thông tin được đặt lên hàng đầu.
Hướng dẫn đăng ký chữ ký số cá nhân
Để có thể sử dụngchữ ký số cá nhânhợp pháp trong tất cả các giao dịch, người dùng cần hoàn thiện thủ tục đăng ký chữ ký số cá nhân theo quy trình đăng ký sau:
· Bước 1: Gửi hồ sơ đăng ký cung cấp chữ ký số cá nhân qua USB Token/ HSM
· Bước 2:Chờ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chữ ký số cá nhân kiểm tra và thẩm định hồ sơ đăng ký
· Bước 3:Tiến hành cài đặt và kích hoạt USB Token sau khi doanh nghiệp thẩm định thành công hồ sơ
· Bước 4: Nhà cung cấp đăng ký tài khoản với Tổng cục Thuế.
· Bước 5:Nhận chứng thực chữ ký số cá nhân từ trung tâm chứng thực chữ ký số quốc gia và tiến hành sử dụng chữ ký số này.