Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
205171

CHUYỂN ĐỔI SỐ GIÚP NÔNG SẢN MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ

Ngày 22/01/2024 15:38:20

CHUYỂN ĐỔI SỐ GIÚP NÔNG SẢN MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ

CHUYỂN ĐỔI SỐ GIÚP NÔNG SẢN MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ

Hướng tới sản xuất nông nghiệp hiện đại, ngành nông nghiệp của tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số. Qua đó, người nông dân giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp; đồng thời, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

ocop.jpg

Một số nông sản và sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa được bán trực tuyến qua nền tảng tiktok tại Phiên chợ OCOP tháng 11/2023.

Bên cạnh thị trường truyền thống, hơn 1 năm qua, HTX dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao Hoằng Đạt (Hoằng Hóa) duy trì giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm rau, củ, quả an toàn trên các trang thương mại điện tử (TMĐT): nongsanthanhhoa.vn, icheck.vn. Ngoài ra, HTX còn đẩy mạnh quảng bá sản phẩm, bán hàng trực tuyến thông qua các trang mạng xã hội như facebook, zalo, tiktok; chủ động đưa nông sản lên sàn TMĐT, nhằm mở rộng thị trường, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.

Ông Lê Ngọc Nam, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao Hoằng Đạt, cho biết: "Mặc dù đã có thị trường tiêu thụ ổn định là chợ truyền thống, một số cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch, siêu thị mini trên địa bàn tỉnh, song, sau khi nghiên cứu nhận thấy, bán hàng trên nền tảng số giúp tiết kiệm chi phí, dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng không hạn chế về không gian, lại chuyển tải được hết thông tin về quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm đến khách hàng. Vì vậy, từ cuối năm 2022, HTX đẩy mạnh quảng bá, tiêu thụ sản phẩm trên nền tảng số. Đến nay, khoảng 10% sản lượng nông sản của HTX được tiêu thụ và truy xuất nguồn gốc qua nền tảng số".

Nắm bắt xu thế tiêu dùng của người dân, từ năm 2022, HTX sản xuất và thương mại Vinaco (TP Thanh Hóa) thường xuyên sử dụng, tiếp cận mạng xã hội để quảng bá sản phẩm. Theo đó, HTX tập huấn cho nhân viên mạnh dạn thực hiện các buổi livestream qua facebook để giới thiệu sản phẩm, cho hiệu quả khả quan. Thông qua các buổi bán hàng trực tiếp, nhân viên HTX giới thiệu cho khách hàng về sản phẩm, toàn bộ quy trình sản xuất, nguyên liệu đầu vào, tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm...

Chị Lê Thanh Tịnh, nhân viên HTX, chia sẻ: "Việc bán hàng trực tuyến giúp khách hàng nhìn nhận khách quan về sản phẩm, từ đó tin tưởng, lựa chọn và mua hàng. Ngoài ra, thông qua buổi bán hàng trực tiếp, chúng tôi có thể thu nhận sự đóng góp, phản hồi của người tiêu dùng về sản phẩm, từng bước đổi mới mẫu mã, chủng loại, bao bì sản phẩm, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Đến nay, HTX sản xuất và thương mại Vinaco có hàng chục sản phẩm được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường. Tỷ lệ hàng hóa tiêu thụ áp dụng chuyển đổi số đạt 25%".

Nhằm giúp nông dân tiếp cận với công nghệ số, từ đầu năm 2023 đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai các lớp tập huấn nâng cao năng lực về chuyển đổi số cho các hộ sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh. Thông qua các buổi tập huấn, các chủ thể sản xuất được hướng dẫn cách xây dựng mô hình áp dụng công nghệ số trong sản xuất, hệ thống giám sát sản xuất bằng công nghệ thông minh và hướng dẫn cách quảng bá, tiêu thụ sản phẩm trên nền tảng số. Đồng thời, giải đáp các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện đưa sản phẩm lên sàn TMĐT. Nhất là trang bị cho người sản xuất kỹ năng, “sức đề kháng” để đẩy mạnh quảng bá, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm trên không gian mạng, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn.

Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay toàn tỉnh có trên 100 doanh nghiệp, 11 HTX và gần 150 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản, sản phẩm OCOP đã thực hiện áp dụng chuyển đổi số vào công tác quảng bá và bán hàng trên các sàn TMĐT: Tiki, Lazada, Postmart.vn, Voso.vn... với trên 500 sản phẩm khác nhau. Các sản phẩm đưa lên sàn TMĐT là những sản phẩm nông nghiệp đã được chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng, đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, trong đó có nhiều sản phẩm đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 - 5 sao. Thông qua việc ứng dụng chuyển đổi số, các đơn vị đã tìm kiếm, mở rộng được thị trường tiêu thụ cho sản phẩm không chỉ trong tỉnh, trong nước mà còn vươn ra nước ngoài. Uớc tính lượng hàng hóa tiêu thụ thông qua nền tảng số đạt khoảng 25 - 30% sản lượng hàng hóa của các đơn vị.

Xác định chuyển đổi số là động lực, là khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thời gian tới, ngành nông nghiệp đã và đang chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp, hỗ trợ các địa phương đẩy nhanh quá trình ứng dụng công nghệ kỹ thuật số từ sản xuất đến chế biến, phân phối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Từ đó, làm thay đổi cách thức quản lý, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ truyền thống sang hiện đại và thông minh, giá trị kinh tế cao.

Nguồn:baothanhhoa.vn

CHUYỂN ĐỔI SỐ GIÚP NÔNG SẢN MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ

Đăng lúc: 22/01/2024 15:38:20 (GMT+7)

CHUYỂN ĐỔI SỐ GIÚP NÔNG SẢN MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ

CHUYỂN ĐỔI SỐ GIÚP NÔNG SẢN MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ

Hướng tới sản xuất nông nghiệp hiện đại, ngành nông nghiệp của tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số. Qua đó, người nông dân giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp; đồng thời, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

ocop.jpg

Một số nông sản và sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa được bán trực tuyến qua nền tảng tiktok tại Phiên chợ OCOP tháng 11/2023.

Bên cạnh thị trường truyền thống, hơn 1 năm qua, HTX dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao Hoằng Đạt (Hoằng Hóa) duy trì giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm rau, củ, quả an toàn trên các trang thương mại điện tử (TMĐT): nongsanthanhhoa.vn, icheck.vn. Ngoài ra, HTX còn đẩy mạnh quảng bá sản phẩm, bán hàng trực tuyến thông qua các trang mạng xã hội như facebook, zalo, tiktok; chủ động đưa nông sản lên sàn TMĐT, nhằm mở rộng thị trường, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.

Ông Lê Ngọc Nam, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao Hoằng Đạt, cho biết: "Mặc dù đã có thị trường tiêu thụ ổn định là chợ truyền thống, một số cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch, siêu thị mini trên địa bàn tỉnh, song, sau khi nghiên cứu nhận thấy, bán hàng trên nền tảng số giúp tiết kiệm chi phí, dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng không hạn chế về không gian, lại chuyển tải được hết thông tin về quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm đến khách hàng. Vì vậy, từ cuối năm 2022, HTX đẩy mạnh quảng bá, tiêu thụ sản phẩm trên nền tảng số. Đến nay, khoảng 10% sản lượng nông sản của HTX được tiêu thụ và truy xuất nguồn gốc qua nền tảng số".

Nắm bắt xu thế tiêu dùng của người dân, từ năm 2022, HTX sản xuất và thương mại Vinaco (TP Thanh Hóa) thường xuyên sử dụng, tiếp cận mạng xã hội để quảng bá sản phẩm. Theo đó, HTX tập huấn cho nhân viên mạnh dạn thực hiện các buổi livestream qua facebook để giới thiệu sản phẩm, cho hiệu quả khả quan. Thông qua các buổi bán hàng trực tiếp, nhân viên HTX giới thiệu cho khách hàng về sản phẩm, toàn bộ quy trình sản xuất, nguyên liệu đầu vào, tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm...

Chị Lê Thanh Tịnh, nhân viên HTX, chia sẻ: "Việc bán hàng trực tuyến giúp khách hàng nhìn nhận khách quan về sản phẩm, từ đó tin tưởng, lựa chọn và mua hàng. Ngoài ra, thông qua buổi bán hàng trực tiếp, chúng tôi có thể thu nhận sự đóng góp, phản hồi của người tiêu dùng về sản phẩm, từng bước đổi mới mẫu mã, chủng loại, bao bì sản phẩm, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Đến nay, HTX sản xuất và thương mại Vinaco có hàng chục sản phẩm được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường. Tỷ lệ hàng hóa tiêu thụ áp dụng chuyển đổi số đạt 25%".

Nhằm giúp nông dân tiếp cận với công nghệ số, từ đầu năm 2023 đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai các lớp tập huấn nâng cao năng lực về chuyển đổi số cho các hộ sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh. Thông qua các buổi tập huấn, các chủ thể sản xuất được hướng dẫn cách xây dựng mô hình áp dụng công nghệ số trong sản xuất, hệ thống giám sát sản xuất bằng công nghệ thông minh và hướng dẫn cách quảng bá, tiêu thụ sản phẩm trên nền tảng số. Đồng thời, giải đáp các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện đưa sản phẩm lên sàn TMĐT. Nhất là trang bị cho người sản xuất kỹ năng, “sức đề kháng” để đẩy mạnh quảng bá, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm trên không gian mạng, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn.

Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay toàn tỉnh có trên 100 doanh nghiệp, 11 HTX và gần 150 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản, sản phẩm OCOP đã thực hiện áp dụng chuyển đổi số vào công tác quảng bá và bán hàng trên các sàn TMĐT: Tiki, Lazada, Postmart.vn, Voso.vn... với trên 500 sản phẩm khác nhau. Các sản phẩm đưa lên sàn TMĐT là những sản phẩm nông nghiệp đã được chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng, đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, trong đó có nhiều sản phẩm đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 - 5 sao. Thông qua việc ứng dụng chuyển đổi số, các đơn vị đã tìm kiếm, mở rộng được thị trường tiêu thụ cho sản phẩm không chỉ trong tỉnh, trong nước mà còn vươn ra nước ngoài. Uớc tính lượng hàng hóa tiêu thụ thông qua nền tảng số đạt khoảng 25 - 30% sản lượng hàng hóa của các đơn vị.

Xác định chuyển đổi số là động lực, là khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thời gian tới, ngành nông nghiệp đã và đang chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp, hỗ trợ các địa phương đẩy nhanh quá trình ứng dụng công nghệ kỹ thuật số từ sản xuất đến chế biến, phân phối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Từ đó, làm thay đổi cách thức quản lý, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ truyền thống sang hiện đại và thông minh, giá trị kinh tế cao.

Nguồn:baothanhhoa.vn

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)