Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
205171

DẤU ẤN TỔ CÔNG NGHỆ SỐ CỘNG ĐỘNG

Ngày 19/06/2023 14:58:47

DẤU ẤN TỔ CÔNG NGHỆ SỐ CỘNG ĐỘNG

Chuyển đổi số quốc gia

DẤU ẤN TỔ CÔNG NGHỆ SỐ CỘNG ĐỒNG

Trong hơn một năm triển khai với sự nỗ lực thiết lập, đưa vào hoạt động Tổ Công nghệ số cộng đồng (CNSCĐ), Mạng lưới Tổ CNSCĐ trên toàn quốc đã đạt được nhiều dấu ấn, đem lại những kết quả thiết thực, hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, phổ cập kỹ năng số cho người dân.

Tổ CNSCĐ là một trong những giải pháp, sáng kiến của Bộ Thông tin và Truyền thông được triển khai trên toàn quốc. Với mục đích nhằm truyền thông, tuyên truyền tới mỗi người dân kiến thức về chuyển đổi số, phổ cập kỹ năng số cộng đồng, hướng dẫn người dân sử dụng các nền tảng số, dịch vụ số trong giải quyết nhu cầu thiết yếu hằng ngày, từ đó thúc đẩy sự phát triển xã hội số.

Zalo

Thực hiện chủ trương nêu trên, ngày 05/3/2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Văn bản số 793/BTTTT-THH gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để hướng dẫn thí điểm triển khai Tổ CNSCĐ tại các địa phương. Hơn 01 năm qua, các địa phương đã tích cực, nỗ lực thiết lập, đưa vào hoạt động các Tổ CNSCĐ, dần hình thành Mạng lưới triển khai, hỗ trợ thiết thực, hiệu quả công tác chuyển đổi số trên toàn quốc.

Zalo

Trong tiến trình ứng dụng công nghệ thông tin trước đây và chuyển đổi số hiện nay, đây là lần đầu tiên chủ trương từ Trung ương được lan tỏa nhanh chóng trong một thời gian rất ngắn. Thông qua Tổ CNSCĐ, các chủ trương, chính sách và chỉ đạo về công tác chuyển đổi số quốc gia từ Trung ương tới địa phương mà trực tiếp là người dân được triển khai nhanh chóng, hiệu quả và kịp thời. Đây là một kết quả đặc biệt đột phá. Tổ CNSCĐ mang tính toàn dân, là đặc trưng Việt Nam, là điểm khác biệt của Việt Nam, là tiền đề cho những kết quả đột phá về chuyển đổi số trong tương lai.

Quá trình thí điểm triển khai Tổ CNSCĐ đã đạt được những kết quả ban đầu đáng ghi nhận, tuy nhiên thực tế cũng đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần sớm khắc phục để hoạt động của Tổ CNSCĐ trở thành một hoạt động thường xuyên, bền vững và hiệu quả hơn. Các tồn tại, hạn chế chủ yếu tập trung vào các vấn đề sau:

(1) Các cấp chính quyền ở một số địa phương chưa nhận thức rõ vai trò và nhiệm vụ của Tổ CNSCĐ, dẫn đến chưa chủ động dẫn dắt, khởi tạo, định hướng hoạt động của Tổ CNSCĐ;

(2) Hoạt động của Tổ CNSCĐ ở một số địa phương chưa hiệu quả, mới chỉ dừng lại ở việc thành lập Tổ CNSCĐ và chưa xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể;

(3) Nhiều thành viên Tổ CNSCĐ vẫn chưa nắm vững nội dung, chưa tiếp cận được người dân hoặc chưa biết cách hướng dẫn người dân;

(4) Chưa có công cụ hỗ trợ Tổ CNSCĐ triển khai các hoạt động và chia sẻ kinh nghiệm với nhau một cách hiệu quả;

(5) Trên phạm vi toàn quốc nói chung và ở đa số các địa phương nói riêng, hiện chưa có cơ chế động viên, khuyến khích, hỗ trợ hoạt động của Tổ CNSCĐ;

(6) Việc đánh giá hiệu quả hoạt động các thành viên Tổ CNSCĐ chưa được quan tâm, chưa đo lường được vai trò tham gia đóng góp của Tổ CNSCĐ trong thúc đẩy chuyển đổi số tại các địa phương.

Năm 2023, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục thúc đẩy hoạt động Mạng lưới Tổ CNSCĐ trên toàn quốc để hỗ trợ mạnh mẽ trong việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp quy mô quốc gia về chuyển đổi số tại địa phương. Các Tổ CNSCĐ cần tiếp tục phát huy những thành tựu, bài học kinh nghiệm đã thực hiện thành công tại địa phương trong thời gian qua, xây dựng phương hướng khắc phục những hạn chế còn tồn tại để hoạt động của Tổ CNSCĐ thực sự giúp ích cho người dân khi tham gia vào chuyển đổi số.

DẤU ẤN TỔ CÔNG NGHỆ SỐ CỘNG ĐỘNG

Đăng lúc: 19/06/2023 14:58:47 (GMT+7)

DẤU ẤN TỔ CÔNG NGHỆ SỐ CỘNG ĐỘNG

Chuyển đổi số quốc gia

DẤU ẤN TỔ CÔNG NGHỆ SỐ CỘNG ĐỒNG

Trong hơn một năm triển khai với sự nỗ lực thiết lập, đưa vào hoạt động Tổ Công nghệ số cộng đồng (CNSCĐ), Mạng lưới Tổ CNSCĐ trên toàn quốc đã đạt được nhiều dấu ấn, đem lại những kết quả thiết thực, hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, phổ cập kỹ năng số cho người dân.

Tổ CNSCĐ là một trong những giải pháp, sáng kiến của Bộ Thông tin và Truyền thông được triển khai trên toàn quốc. Với mục đích nhằm truyền thông, tuyên truyền tới mỗi người dân kiến thức về chuyển đổi số, phổ cập kỹ năng số cộng đồng, hướng dẫn người dân sử dụng các nền tảng số, dịch vụ số trong giải quyết nhu cầu thiết yếu hằng ngày, từ đó thúc đẩy sự phát triển xã hội số.

Zalo

Thực hiện chủ trương nêu trên, ngày 05/3/2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Văn bản số 793/BTTTT-THH gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để hướng dẫn thí điểm triển khai Tổ CNSCĐ tại các địa phương. Hơn 01 năm qua, các địa phương đã tích cực, nỗ lực thiết lập, đưa vào hoạt động các Tổ CNSCĐ, dần hình thành Mạng lưới triển khai, hỗ trợ thiết thực, hiệu quả công tác chuyển đổi số trên toàn quốc.

Zalo

Trong tiến trình ứng dụng công nghệ thông tin trước đây và chuyển đổi số hiện nay, đây là lần đầu tiên chủ trương từ Trung ương được lan tỏa nhanh chóng trong một thời gian rất ngắn. Thông qua Tổ CNSCĐ, các chủ trương, chính sách và chỉ đạo về công tác chuyển đổi số quốc gia từ Trung ương tới địa phương mà trực tiếp là người dân được triển khai nhanh chóng, hiệu quả và kịp thời. Đây là một kết quả đặc biệt đột phá. Tổ CNSCĐ mang tính toàn dân, là đặc trưng Việt Nam, là điểm khác biệt của Việt Nam, là tiền đề cho những kết quả đột phá về chuyển đổi số trong tương lai.

Quá trình thí điểm triển khai Tổ CNSCĐ đã đạt được những kết quả ban đầu đáng ghi nhận, tuy nhiên thực tế cũng đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần sớm khắc phục để hoạt động của Tổ CNSCĐ trở thành một hoạt động thường xuyên, bền vững và hiệu quả hơn. Các tồn tại, hạn chế chủ yếu tập trung vào các vấn đề sau:

(1) Các cấp chính quyền ở một số địa phương chưa nhận thức rõ vai trò và nhiệm vụ của Tổ CNSCĐ, dẫn đến chưa chủ động dẫn dắt, khởi tạo, định hướng hoạt động của Tổ CNSCĐ;

(2) Hoạt động của Tổ CNSCĐ ở một số địa phương chưa hiệu quả, mới chỉ dừng lại ở việc thành lập Tổ CNSCĐ và chưa xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể;

(3) Nhiều thành viên Tổ CNSCĐ vẫn chưa nắm vững nội dung, chưa tiếp cận được người dân hoặc chưa biết cách hướng dẫn người dân;

(4) Chưa có công cụ hỗ trợ Tổ CNSCĐ triển khai các hoạt động và chia sẻ kinh nghiệm với nhau một cách hiệu quả;

(5) Trên phạm vi toàn quốc nói chung và ở đa số các địa phương nói riêng, hiện chưa có cơ chế động viên, khuyến khích, hỗ trợ hoạt động của Tổ CNSCĐ;

(6) Việc đánh giá hiệu quả hoạt động các thành viên Tổ CNSCĐ chưa được quan tâm, chưa đo lường được vai trò tham gia đóng góp của Tổ CNSCĐ trong thúc đẩy chuyển đổi số tại các địa phương.

Năm 2023, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục thúc đẩy hoạt động Mạng lưới Tổ CNSCĐ trên toàn quốc để hỗ trợ mạnh mẽ trong việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp quy mô quốc gia về chuyển đổi số tại địa phương. Các Tổ CNSCĐ cần tiếp tục phát huy những thành tựu, bài học kinh nghiệm đã thực hiện thành công tại địa phương trong thời gian qua, xây dựng phương hướng khắc phục những hạn chế còn tồn tại để hoạt động của Tổ CNSCĐ thực sự giúp ích cho người dân khi tham gia vào chuyển đổi số.

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)