Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
205171

TRIỂN KHAI THÁNG CAO ĐIỂM DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV TỪ MẸ SANG CON NĂM 2024

Ngày 20/06/2024 09:40:48

TRIỂN KHAI THÁNG CAO ĐIỂM DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV TỪ MẸ SANG CON NĂM 2024

TRIỂN KHAI THÁNG CAO ĐIỂM DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV TỪ MẸ SANG CON NĂM 2024

Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2024 diễn ra từ ngày 1/6 đến ngày 30/6 với chủ đề "Hướng tới loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2030".

Theo đó, tháng cao điểm nhằm thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống chính trị và của toàn dân nhằm thực hiện mục tiêu: Loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2030; Nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là phụ nữ mang thai, vợ của những người nhiễm HIV trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có hành vi nguy cơ cao về lợi ích của xét nghiệm HIV sớm và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con sớm; Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với phụ nữ mang thai nhiễm HIV và trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV, tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội trong dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con; Tăng cường cung cấp dịch vụ dự phòng lây truyền mẹ sang con như xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV cho phụ nữ mang thai, cung cấp thuốc ARV cho phụ nữ nhiễm HIV bao gồm phụ nữ nhiễm HIV mang thai, đẩy mạnh các can thiệp và chất lượng các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Để triển khai Tháng cao điểm, ngành Y tế đang tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động hưởng ứng. Nội dung truyền thông về tình hình dịch HIV/AIDS tại Việt Nam; lợi ích của xét nghiệm sớm HIV cho phụ nữ mang thai; quảng bá các dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tại địa phương; lợi ích của điều trị ARV sớm nhằm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Nhiều hình thức truyền thông đa dạng, phong phú được ngành Y tế vận dụng như truyền thông đại chúng, trên mạng xã hội và các trang thông tin điện tử, truyền thông trực tiếp và truyền thông sự kiện… Đồng thờiphát triển và phổ biến các tài liệu truyền thông như panô, khẩu hiệu, băng rôn, áp phích, tranh gấp, tờ rơi.

Cùng với các hoạt động đó, ngành y tế tiếp tục giới thiệu, quảng bá rộng rãi về lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ xét nghiệm HIV; dự phòng, chăm sóc, điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và giới thiệu chi tiết các cơ sở cung cấp dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con sẵn có tại địa phương, đơn vị, bao gồm cả các dịch vụ chuyển tiếp, chuyển tuyến phụ nữ mang thai nhiễm HIV và con của họ để họ dễ dàng tiếp cận và sử dụng. Tổ chức mở rộng việc cung cấp các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con như tư vấn xét nghiệm HIV lưu động; xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng; điều trị ARV trong ngày, cấp thuốc ARV nhiều tháng, cấp thuốc ARV tại Trạm y tế của các xã, phường.

Các đơn vị y tế cũng đang vận động các tổ chức, cá nhân và gia đình tích cực tham gia các hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con trong nhóm phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ. Huy động sự tham gia của nam giới; vận động những người tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng như tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn... tích cực tham gia các hoạt động này trong cộng đồng, đặc biệt khu vực vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn…Cùng với đó, vận động các tổ chức tôn giáo, tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức xã hội khác và mạng lưới người nhiễm HIV tại địa phương tích cực tham gia các hoạt động nhân Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2024.

TRIỂN KHAI THÁNG CAO ĐIỂM DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV TỪ MẸ SANG CON NĂM 2024

Đăng lúc: 20/06/2024 09:40:48 (GMT+7)

TRIỂN KHAI THÁNG CAO ĐIỂM DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV TỪ MẸ SANG CON NĂM 2024

TRIỂN KHAI THÁNG CAO ĐIỂM DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV TỪ MẸ SANG CON NĂM 2024

Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2024 diễn ra từ ngày 1/6 đến ngày 30/6 với chủ đề "Hướng tới loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2030".

Theo đó, tháng cao điểm nhằm thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống chính trị và của toàn dân nhằm thực hiện mục tiêu: Loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2030; Nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là phụ nữ mang thai, vợ của những người nhiễm HIV trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có hành vi nguy cơ cao về lợi ích của xét nghiệm HIV sớm và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con sớm; Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với phụ nữ mang thai nhiễm HIV và trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV, tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội trong dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con; Tăng cường cung cấp dịch vụ dự phòng lây truyền mẹ sang con như xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV cho phụ nữ mang thai, cung cấp thuốc ARV cho phụ nữ nhiễm HIV bao gồm phụ nữ nhiễm HIV mang thai, đẩy mạnh các can thiệp và chất lượng các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Để triển khai Tháng cao điểm, ngành Y tế đang tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động hưởng ứng. Nội dung truyền thông về tình hình dịch HIV/AIDS tại Việt Nam; lợi ích của xét nghiệm sớm HIV cho phụ nữ mang thai; quảng bá các dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tại địa phương; lợi ích của điều trị ARV sớm nhằm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Nhiều hình thức truyền thông đa dạng, phong phú được ngành Y tế vận dụng như truyền thông đại chúng, trên mạng xã hội và các trang thông tin điện tử, truyền thông trực tiếp và truyền thông sự kiện… Đồng thờiphát triển và phổ biến các tài liệu truyền thông như panô, khẩu hiệu, băng rôn, áp phích, tranh gấp, tờ rơi.

Cùng với các hoạt động đó, ngành y tế tiếp tục giới thiệu, quảng bá rộng rãi về lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ xét nghiệm HIV; dự phòng, chăm sóc, điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và giới thiệu chi tiết các cơ sở cung cấp dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con sẵn có tại địa phương, đơn vị, bao gồm cả các dịch vụ chuyển tiếp, chuyển tuyến phụ nữ mang thai nhiễm HIV và con của họ để họ dễ dàng tiếp cận và sử dụng. Tổ chức mở rộng việc cung cấp các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con như tư vấn xét nghiệm HIV lưu động; xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng; điều trị ARV trong ngày, cấp thuốc ARV nhiều tháng, cấp thuốc ARV tại Trạm y tế của các xã, phường.

Các đơn vị y tế cũng đang vận động các tổ chức, cá nhân và gia đình tích cực tham gia các hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con trong nhóm phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ. Huy động sự tham gia của nam giới; vận động những người tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng như tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn... tích cực tham gia các hoạt động này trong cộng đồng, đặc biệt khu vực vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn…Cùng với đó, vận động các tổ chức tôn giáo, tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức xã hội khác và mạng lưới người nhiễm HIV tại địa phương tích cực tham gia các hoạt động nhân Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2024.

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)