Đồi C4 anh hùngNgày 22/07/2021 09:31:58 Đồi C4 thuộc phường Hàm Rồng (TP Thanh Hóa) là di tích gắn liền với những chiến công lẫy lừng của quân và dân ta trong cuộc chiến bảo vệ cầu Hàm Rồng lịch sử. Dù gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng nơi đây vẫn in đậm dấu ấn hào hùng của một thời máu lửa.Trận địa Đồi C4 nằm trên ngọn núi Rồng, cách Cầu Hàm Rồng khoảng 500m. Trong chiến tranh, ngọn núi này không phủ xanh như thời điểm hiện tại, là địa điểm lý tưởng để quân ta chọn làm trận địa pháo cao xạ, tấn công máy bay Mỹ.
Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng. Tại đây, các chiến sĩ cách mạng đã làm nên những chiến thắng lẫy lừng.
Có tổng diện tích 120 nghìn m2, trận địa bao gồm: 1 hầm chỉ huy, 2 trung đội pháo gồm pháo B1, B2; 6 khẩu đội, 1 hầm câu lạc bộ và 2 hầm đạn.
Hầm chỉ huy gồm 3 đồng chí : đại đội phó, chính trị viên phó và khí tài. Tại đài Ra đa quan sát do Đại đội trưởng và Chính trị viên trưởng chỉ huy, khi thấy máy bay địch đã vào tầm ngắm thì sẽ lệnh cho hầm chỉ huy. Khi nhận được tín hiệu đánh từ đài Ra đa, đại đội phó sẽ lệnh cho trung đội pháo B1 và trung đội pháo B2 nhận lệnh phất cờ để các khẩu đội nhằm thẳng hướng quân thù mà bắn.
Hầm Câu lạc bộ với diện tích 30m2, là nơi nghỉ ngơi, sinh hoạt của các chiến sỹ.
Hầm có 2 đường lên xuống nhỏ hẹp, bên trong bàn ghế và một số vật dụng cần thiết được sắp xếp ngăn nắp, sạch sẽ.
Tại trận địa Đồi C4 có 6 khẩu đội. Đây là những vị trí để các chiến sĩ pháo cao xạ trực tiếp chiến đấu với quân thù.
Tại vị trí Khẩu đội 4 vào trận đánh ngày 28-7-1965, sau khi bị trúng rốc két của quân địch, khẩu đội trưởng Nguyễn Văn Điền đã bị trọng thương với 11 vết đạn trên người. Anh đã dùng cờ chỉ huy bịt bụng và tiếp tục chỉ huy cả khẩu đội chiến đấu.
Trước kia tại trận địa C4, các hầm và khẩu đội đều được làm bằng gỗ và đất. Sau này, để giữ độ bền cho di tích, các cấp chính quyền đã cho xây dựng mô phỏng lại trận địa bằng bê tông dựa theo lời kể của các chiến sỹ đã từng tham gia chiến đấu tại đây.
Một hố bom tại đồi C4 khiến chiến sĩ Đỗ Hữu Toại hi sinh trong trận đánh ngày 14-7-1966.
Với khẩu hiệu: “Thà gục trên mâm pháo chứ quyết không để cầu gục” bộ đội ở đây đã chiến đấu hết mình, bảo vệ thành công cầu Hàm Rồng, vị trí huyết mạch nối 2 miền Nam - Bắc.
Sau 9 năm kiên cường bám trụ cùng với quân dân Hàm Rồng, Đại đội 4 đã đánh hơn 400 trận, góp phần bắn rơi 117 máy bay phản lực hiện đại, trong đó 2 máy bay B52 và 1 máy bay không người lái.
Năm 1975, trận địa Đồi C4 đã được công nhận và xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Dưới những bóng cây xanh mát, hàng năm trận địa Đồi C4 đã đón hàng nghìn lượt khách tới tham quan và thăm lại chiến trường xưa để ôn lại những kỷ niệm một thời oanh liệt. Từ di tích này, du khách có thể đến với những điểm di tích lịch sử, văn hóa nổi bật khác như: Cầu Hàm Rồng, động Long Quang, động Tiên Sơn, làng cổ Đông Sơn... để hiểu hơn về mảnh đất Hàm Rồng kỳ vĩ, anh hùng, có bề dày lịch sử.
Nguôn tin: báo Thanh Hóa.
Đăng lúc: 22/07/2021 09:31:58 (GMT+7) Đồi C4 thuộc phường Hàm Rồng (TP Thanh Hóa) là di tích gắn liền với những chiến công lẫy lừng của quân và dân ta trong cuộc chiến bảo vệ cầu Hàm Rồng lịch sử. Dù gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng nơi đây vẫn in đậm dấu ấn hào hùng của một thời máu lửa.
Trận địa Đồi C4 nằm trên ngọn núi Rồng, cách Cầu Hàm Rồng khoảng 500m. Trong chiến tranh, ngọn núi này không phủ xanh như thời điểm hiện tại, là địa điểm lý tưởng để quân ta chọn làm trận địa pháo cao xạ, tấn công máy bay Mỹ.
Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng. Tại đây, các chiến sĩ cách mạng đã làm nên những chiến thắng lẫy lừng.
Có tổng diện tích 120 nghìn m2, trận địa bao gồm: 1 hầm chỉ huy, 2 trung đội pháo gồm pháo B1, B2; 6 khẩu đội, 1 hầm câu lạc bộ và 2 hầm đạn.
Hầm chỉ huy gồm 3 đồng chí : đại đội phó, chính trị viên phó và khí tài. Tại đài Ra đa quan sát do Đại đội trưởng và Chính trị viên trưởng chỉ huy, khi thấy máy bay địch đã vào tầm ngắm thì sẽ lệnh cho hầm chỉ huy. Khi nhận được tín hiệu đánh từ đài Ra đa, đại đội phó sẽ lệnh cho trung đội pháo B1 và trung đội pháo B2 nhận lệnh phất cờ để các khẩu đội nhằm thẳng hướng quân thù mà bắn.
Hầm Câu lạc bộ với diện tích 30m2, là nơi nghỉ ngơi, sinh hoạt của các chiến sỹ.
Hầm có 2 đường lên xuống nhỏ hẹp, bên trong bàn ghế và một số vật dụng cần thiết được sắp xếp ngăn nắp, sạch sẽ.
Tại trận địa Đồi C4 có 6 khẩu đội. Đây là những vị trí để các chiến sĩ pháo cao xạ trực tiếp chiến đấu với quân thù.
Tại vị trí Khẩu đội 4 vào trận đánh ngày 28-7-1965, sau khi bị trúng rốc két của quân địch, khẩu đội trưởng Nguyễn Văn Điền đã bị trọng thương với 11 vết đạn trên người. Anh đã dùng cờ chỉ huy bịt bụng và tiếp tục chỉ huy cả khẩu đội chiến đấu.
Trước kia tại trận địa C4, các hầm và khẩu đội đều được làm bằng gỗ và đất. Sau này, để giữ độ bền cho di tích, các cấp chính quyền đã cho xây dựng mô phỏng lại trận địa bằng bê tông dựa theo lời kể của các chiến sỹ đã từng tham gia chiến đấu tại đây.
Một hố bom tại đồi C4 khiến chiến sĩ Đỗ Hữu Toại hi sinh trong trận đánh ngày 14-7-1966.
Với khẩu hiệu: “Thà gục trên mâm pháo chứ quyết không để cầu gục” bộ đội ở đây đã chiến đấu hết mình, bảo vệ thành công cầu Hàm Rồng, vị trí huyết mạch nối 2 miền Nam - Bắc.
Sau 9 năm kiên cường bám trụ cùng với quân dân Hàm Rồng, Đại đội 4 đã đánh hơn 400 trận, góp phần bắn rơi 117 máy bay phản lực hiện đại, trong đó 2 máy bay B52 và 1 máy bay không người lái.
Năm 1975, trận địa Đồi C4 đã được công nhận và xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Dưới những bóng cây xanh mát, hàng năm trận địa Đồi C4 đã đón hàng nghìn lượt khách tới tham quan và thăm lại chiến trường xưa để ôn lại những kỷ niệm một thời oanh liệt. Từ di tích này, du khách có thể đến với những điểm di tích lịch sử, văn hóa nổi bật khác như: Cầu Hàm Rồng, động Long Quang, động Tiên Sơn, làng cổ Đông Sơn... để hiểu hơn về mảnh đất Hàm Rồng kỳ vĩ, anh hùng, có bề dày lịch sử.
Nguôn tin: báo Thanh Hóa.
|