Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
205171

“Gia đình bình an - xã hội hạnh phúc”

Ngày 28/06/2021 07:21:57

Ngày Gia đình Việt Nam năm 2021 được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chọn là “Gia đình bình an - xã hội hạnh phúc”. Sự kiện này đánh dấu tròn 20 năm Việt Nam tổ chức Ngày Gia đình Việt Nam (28-6).

baner ngày gia đình.png
Qua các kênh thông tin xã hội cho thấy ở nhiều nơi phụ nữ vẫn bị bạo hành, trẻ em bị bóc lột sức lao động hoặc bị phó thác cho những tiện ích cuộc sống dẫn đến cô đơn và bị lôi kéo vào nhiều cạm bẫy xã hội. Đằng sau sự hào nhoáng của không ít gia đình vẫn là sự thở than của những người vợ, những đứa con... mà bởi những lý do tế nhị họ chưa thể “vạch áo” để xã hội nhìn vào lưng mình.

Kỷ niệm 15 năm Ngày Gia đình Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chọn chủ đề rất hay, đó là “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương”.

Chủ đề ấy chính là sự khuyến nghị phù hợp với những gì đang diễn ra trong xã hội hiện đại, khi mà xu hướng dùng bữa cơm chung trong ngày của các thành viên trong gia đình đang ngày càng trở nên ít hơn, nhiều người có lý do để thu mình vào những không gian riêng biệt, thường trở về nhà khi màn đêm buông xuống, ra khỏi nhà khi con trẻ còn chưa ngủ dậy.

Bữa cơm gia đình vừa là nghĩa vụ, trách nhiệm, cũng chính là không gian hâm nóng tình cảm giữa các thành viên trong gia đình, vậy mà thống kê mới đây cho thấy ở nhiều đô thị của Việt Nam có tới khoảng 40% gia đình có thành viên lâm cảnh “cơm hàng, cháo chợ”. Họ có nhiều lý do để không ăn cơm nhà.

Với nhiều thông điệp ý nghĩa về gia đình được đưa ra trong 19 năm qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khuyến nghị người dân hãy cùng chung tay xây dựng cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc, bình đẳng.

Cùng với đó, trong lĩnh vực gia đình, đến nay chúng ta đã có Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bảo vệ trẻ em và nhiều quy định luật pháp nhằm bảo vệ người già, phụ nữ và trẻ em, tuy nhiên vấn đề thực thi ở nhiều nơi vẫn chưa như mong đợi.

Năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 08/CT-TTg yêu cầu đẩy mạnh công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường tuyên truyền chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình; phê phán, lên án các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Bộ Công an xây dựng và hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý đảm bảo tính răn đe, giáo dục để phòng ngừa nguy cơ tái diễn và hỗ trợ kịp thời cho nạn nhân bạo lực gia đình; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình...

Pháp luật trong lĩnh vực gia đình ở nước ta khá đầy đủ, trách nhiệm của cơ quan chức năng cũng đã được thôi thúc nâng lên một bước, vướng mắc còn lại nằm ở chính mỗi gia đình, ý thức từng cá nhân. Bởi, quy định pháp luật về gia đình có nghiêm khắc đến mấy, nhưng nếu không có môi trường tốt để pháp luật lan tỏa, điều chỉnh hành vi trong cuộc sống gia đình, thì cũng khó để ngăn chặn, đẩy lùi được vấn nạn. Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong lĩnh vực gia đình, bên cạnh đề cao các quy định pháp luật, mỗi người, mỗi nhà cần có những việc làm phù hợp để “mở đường” cho quy định pháp luật về gia đình đi vào đời sống gia đình, góp phần xây dựng gia đình bình an và một xã hội hạnh phúc hơn.

Nguồn tin: Báo Thanh Hóa

“Gia đình bình an - xã hội hạnh phúc”

Đăng lúc: 28/06/2021 07:21:57 (GMT+7)

Ngày Gia đình Việt Nam năm 2021 được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chọn là “Gia đình bình an - xã hội hạnh phúc”. Sự kiện này đánh dấu tròn 20 năm Việt Nam tổ chức Ngày Gia đình Việt Nam (28-6).

baner ngày gia đình.png
Qua các kênh thông tin xã hội cho thấy ở nhiều nơi phụ nữ vẫn bị bạo hành, trẻ em bị bóc lột sức lao động hoặc bị phó thác cho những tiện ích cuộc sống dẫn đến cô đơn và bị lôi kéo vào nhiều cạm bẫy xã hội. Đằng sau sự hào nhoáng của không ít gia đình vẫn là sự thở than của những người vợ, những đứa con... mà bởi những lý do tế nhị họ chưa thể “vạch áo” để xã hội nhìn vào lưng mình.

Kỷ niệm 15 năm Ngày Gia đình Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chọn chủ đề rất hay, đó là “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương”.

Chủ đề ấy chính là sự khuyến nghị phù hợp với những gì đang diễn ra trong xã hội hiện đại, khi mà xu hướng dùng bữa cơm chung trong ngày của các thành viên trong gia đình đang ngày càng trở nên ít hơn, nhiều người có lý do để thu mình vào những không gian riêng biệt, thường trở về nhà khi màn đêm buông xuống, ra khỏi nhà khi con trẻ còn chưa ngủ dậy.

Bữa cơm gia đình vừa là nghĩa vụ, trách nhiệm, cũng chính là không gian hâm nóng tình cảm giữa các thành viên trong gia đình, vậy mà thống kê mới đây cho thấy ở nhiều đô thị của Việt Nam có tới khoảng 40% gia đình có thành viên lâm cảnh “cơm hàng, cháo chợ”. Họ có nhiều lý do để không ăn cơm nhà.

Với nhiều thông điệp ý nghĩa về gia đình được đưa ra trong 19 năm qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khuyến nghị người dân hãy cùng chung tay xây dựng cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc, bình đẳng.

Cùng với đó, trong lĩnh vực gia đình, đến nay chúng ta đã có Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bảo vệ trẻ em và nhiều quy định luật pháp nhằm bảo vệ người già, phụ nữ và trẻ em, tuy nhiên vấn đề thực thi ở nhiều nơi vẫn chưa như mong đợi.

Năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 08/CT-TTg yêu cầu đẩy mạnh công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường tuyên truyền chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình; phê phán, lên án các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Bộ Công an xây dựng và hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý đảm bảo tính răn đe, giáo dục để phòng ngừa nguy cơ tái diễn và hỗ trợ kịp thời cho nạn nhân bạo lực gia đình; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình...

Pháp luật trong lĩnh vực gia đình ở nước ta khá đầy đủ, trách nhiệm của cơ quan chức năng cũng đã được thôi thúc nâng lên một bước, vướng mắc còn lại nằm ở chính mỗi gia đình, ý thức từng cá nhân. Bởi, quy định pháp luật về gia đình có nghiêm khắc đến mấy, nhưng nếu không có môi trường tốt để pháp luật lan tỏa, điều chỉnh hành vi trong cuộc sống gia đình, thì cũng khó để ngăn chặn, đẩy lùi được vấn nạn. Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong lĩnh vực gia đình, bên cạnh đề cao các quy định pháp luật, mỗi người, mỗi nhà cần có những việc làm phù hợp để “mở đường” cho quy định pháp luật về gia đình đi vào đời sống gia đình, góp phần xây dựng gia đình bình an và một xã hội hạnh phúc hơn.

Nguồn tin: Báo Thanh Hóa

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)